Article Image

sự nhầm lẫn giữa hiện thực và phi hiện thực

HƯ CẤU HAY PHI HƯ CẤU

Nhớ khi 14 tuổi, chị viết một đoạn văn có vẽ uỷ mị, mềm yếu về tiếng dương cầm mà chị nghe được, chị tưởng tượng một tình yêu trẻ con nào đó được diễn tả trong âm thanh sol. Chị của chị đọc được, bèn mách với mẹ chị là nó mới bây lớn là đã biết yêu rồi. Mẹ chị mắng chị suýt nữa bà đánh chị vì không lo học lo yêu đương nhãm nhí. Thế là bài Nốt Sol xé quăng sọt rác.

Khi 18 tuổi, viết một truyện ngắn tưởng tượng một tình yêu học sinh cùng nhau chung đường về qua đò Thủ Thiêm, đưa cho người yêu thật đọc, người này nổi ghen, xé luôn truyện đó. Thế là không viết tiểu thuyết hư cấu nữa.

Sau này, viết truyện hư cấu gửi cho báo phải không dùng tên thật, viết dưới nhiều bút danh để không ai nghĩ rằng đó là cuộc đời của chị. Lúc nào cũng ngạc nhiên về người đọc. Họ luôn luôn nghĩ đó là cuộc đời của tác giả. Ví dụ như bài CÓ MỘT BÀ MẸ CHỒNG NHƯ THẾ? Mấy bạn bè đọc xong bèn hỏi: mẹ chống mày đấy à? Mày bỏ nhà theo người yêu à?....Thiệt là chán.

Cho đến hôm nay, đưa lên facebook một bài thơ, có người hỏi: Chị đã chịu ấm ức như thế a!

Chưa ai phê bình giúp bài này hay hoặc không hay, văn phong, câu cú như thế nào? Có đáng là một bài văn không? Họ chỉ hỏi chuyện đó có thật không? Nếu viết như Lê Thị Thẩm Vân thì họ kết luận bà này dâm dục như Hồ Xuân Hương. Nếu viết về một người du đảng họ sẽ hỏi mình đã từng là du đảng chưa mà viết hay và đúng quá….Tóm lại độc giả, nhất là bạn bè chung quanh, không thưởng thức, khen chê văn học mà chỉ qua bài viết moi móc đời tư của tác giả. Mệt và chán.

Và hôm nay nói chuyện với một GS Sử học: Hay là tôi viết bài này dưới dạng hư cấu nha!- Không được chị viết ra người đọc sẽ bảo là đây là chuyện Phi Hư Cấu, nguy hiểm lắm.

SUY RA KHÔNG BIẾT NÊN VIẾT HƯ CẤU HAY PHI HƯ CẤU

Chưa có bình luận nào.

Gửi bình luận