TIẾNG SÓNG
BIỂN TRÊN MÂM CƠM NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Bữa cơm Việt
truyền thống của cư dân đồng bằng sông Cửu Long thường có cơm, rau, cá. Cá là
loài thủy sản tiêu biểu mà người Việt thích ăn, ăn hàng ngày. Ngoài cá, người
Việt còn mê ăn tôm, cua, ốc, hến, ngao, sò, trai… Từ cá và những loại thủy sản
khác, người Việt chế ra ra nước mắm và các loại mắm. Thiếu mắm thì không thể
thành bữa cơm Việt, cũng từ đó đời sống của người Việt gắn chặt với biển.
Đồng bằng sông
Cửu Long có chiều dài bờ biển 732 km với nhiều cửa sông và vịnh. Biển của đồng
bằng sông Cửu Long chứa đựng nhiều hải sản quí với trữ lượng cao: Tôm chiếm 50%
trữ lượng tôm cả nước, cá nổi 20%, cá đáy 32%, ngoài ra còn có hải sản
quí như đồi mồi, mực…. Biển của đồng bằng sông Cửu long là một kho
tài nguyên khổng lồ, gồm rất nhiều các loại hải sản có giá trị do đó là tức ăn
quyết định tới việc hình thành ẩm thực biển nơi đây. Sông nhiều, biển rộng nên
người chủ nhân thấm đậm tư duy sông nước, tư duy biển cả. Văn hoá ẩm thực biển
đồng bằng sông Cửu Long cũng được định hình và xây dựng trên cái nền tảng chung
đó. Không chỉ là hương vị đậm đà đặc trưng mà chính những loài hải sản kỳ lạ của
xứ biển đã tạo nên những món ăn độc đáo, với những kĩ thuật chế biến đặc biệt,
cách sử dụng và phương thức ăn uống đậm nét văn hoá địa phương; tự nhiên từ cái
chung là con cá, con tôm khi đã thành phẩm là mang nét độc đáo, một thứ đặc sản
vùng mới lạ và cuốn hút. Một cách âm thầm các bà nội trợ Việt Nam đang góp công
sức cho việc giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc văn hoá của ẩm thực biển
Việt Nam.
Bờ biển vùng
Tây Nam bộ chạy qua các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng,
Bến Tre, từ những vùng này cũng có những món ăn của biển đặc biệt.
Món ăn ngon nhất,
cao cấp nhất của Sóc Trăng, mang đậm sắc thái văn hóa biển là món bong bóng cá
đường. Bong bóng cá nấu súp hoặc chưng với đường phèn là món ăn trị bịnh. Cư
dân vùng biển Mỹ Thanh trước đây nổi tiếng nghề làm bong bóng cá đường. Họ dùng
dao mổ cá lấy bong bóng, rồi lọc lấy hết gân máu bên trong bong bóng cho hết
tanh, sau đó phơi cho dẻo. Bong bóng cá đường rất to, mỗi cái nặng độ nửa ký.
Miền biển Trà
Vinh phong phú thủy hải sản như tôm, cua, còng, ba khía...Vọp chong là một món
ăn dân dã, là đặc sản của vùng này. Một đặc sản rất đặc trưng của vùng Trường
Long Hòa- Ba Động có tên rất ấn tượng là “chù ụ”. Chù ụ thuộc họ cua... thân
vuông, có hai càng to, hình dáng cục mịch, lưng ghồ ghề, chậm chạp, nhưng thịt
chù ụ ăn rất ngon. Chù ụ có thể chế biến thành nhiều món ăn. Đơn giản là
nướng than hồng, cũng có thể luộc như cua, ghẹ, hay hấp bia chấm muối ớt, hoặc
nước mắm chua hoặc rang me, hoặc kho nghệ, xào hành...Ngoài ra, Trà Vinh còn
món cá kèo kho gợt là món ngon đặc sắc và dễ làm.
Hải sản ở vùng
biển Hà Tiên nhiều tôm, ghẹ, cá đối, đặc biệt là cá đuối. Cá đuối có hình rẻ quạt,
đuôi dài, da màu xanh rêu. Cá đuối biển có nhiều loại: đuối điện, đuối én, đuối
bông, đuối sen...Canh chua cá đuối ở Hòn Tre được nấu chung với sả ớt cùng với
các nguyên phụ liệu thông thường, tạo nên hương vị đặc sắc mà canh chua bình
thường không có được. Ngoài nấu canh chua sả ớt, cá đuối còn được ướp muối ớt rồi
đem nướng. Lạ miệng hơn là món cá đuối hấp bắp chuối. Cá đuối xào lăn cũng
là món ngon dùng để ăn cơm hoặc với bánh mì. Cá trích Hà Tiên béo và ngon. Cá
trích còn tươi được cắt đầu, đuôi, xẻ dọc hai bên thân để lấy thịt, loại bỏ
xương, rồi đem ướp với gừng, tỏi băm và trộn đều với thính. Một phần cá được ép
lấy nước cốt để chế làm nước chấm. Nước ép cá trích nấu sôi lên, rót vào một ít
nước mắm Phú Quốc, thêm vào những trái ớt hiểm và một ít đậu phộng rang vàng được
giã sơ thế là có một chén nước chấm đặc biệt và một dĩa gỏi cá trích thơm
ngon.
Đặc biệt ở Cà
Mau có con tôm xà búi là loại tôm thẻ đuôi đỏ trên biển, đem về luộc, lột vỏ, xỏ
lụi, phơi khô một vài nắng làm quà tặng. Ngoài ra còn có món trứng cá là món ăn
bổ dưỡng, lại dễ chế biến. Trong số trứng các loại cá như cá hồi, cá cờ, cá tầm...
thì trứng cá thu luôn được ưa chuộng.
Bữa ăn mang phong cách đặc
chất Nam Bộ là ngồi xếp bằng trên chiếc chiếu, trải bên đầu hè nhà, có chút gió
thoang thoảng hòa quyện với mùi thơm của cua nướng, tôm lụi vừa chín tới, … như
có âm thanh của tiếng sóng biển trên mâm cơm người dân Việt, để luôn nhắc nhở
biển là của chúng ta.
Ghi chú:
Trong tổng số 63
tỉnh thành của Việt Nam thì có đến 28 tỉnh thành ở vị trí giáp biển được xếp
như sau:
-
Ninh Bình: 16 km
-
TP.HCM: 17 km
- Tiền
Giang: 32 km
- Đà
Nẵng: 37 km
-
Thái Bình: 52 km
- Bạc
Liêu: 56 km
- Bến
Tre: 60 km
-
Trà Vinh: 65 km
-
Sóc Trăng: 72 km
- Bà
Rịa - Vũng Tàu: 72 km
-
Nam Định: 72 km
- Quảng
Trị: 75 km
-
Nghệ An: 82 km
-
Thanh Hóa: 102 km
-
Ninh Thuận: 105 km
- Thừa
Thiên - Huế: 120 km
- Quảng
Nam: 125 km
- Hải
Phòng: 125 km
- Quảng
Bình: 126 km
- Quảng
Ngãi: 130 km
-
Bình Định: 134 km
- Hà
Tĩnh: 137 km
-
Phú Yên: 182 km
-
Bình Thuận: 192 km
-
Kiên Giang: 200 km
- Quảng
Ninh: 250 km
- Cà
Mau: 254 km
-
Khánh Hoà: 385 km
Chưa có bình luận nào.
Gửi bình luận