LUẬN VỀ
TỰ TRỊ ĐẠI HỌC
Đề cập
đến “tự trị đại học” như một việc “quốc cấm” ở Việt Nam hiện nay. Chỉ có những
nhà nghiên cứu giáo dục đang ở ngoài quốc doanh, một vài bài viết nào đó trên
blog, trên các trang web không phải của Nhà Nước, đề cập đến vấn đề này một
cách “sấm đàng đông, động đàng tây; tuy rằng nói đấy nhưng đây chạnh lòng”. Có
nghĩa là nói mé, nói lách, nói chuyện tự trị đại học dông dài của trời Âu, trời
Á nào đó, thậm chí kể cả Châu Phi,…để chỉ về hiện tình đại học VN, công cũng
như tư, dân lập hay ngoài công lập,… nếu đại học VN không tự trị thì không thể
kêu gào…làm thế nào bằng anh bằng em về lãnh vực giáo dục đối với các nước
trong khu vực.
Báo
chí hiện tại , không dám đụng chạm về chính trị (như vấn đề yêu nước, phản đối
TQ xâm phạm biển Đông,…), tôn giáo (lại càng không có một dòng về vấn đề này, nếu
có thì chỉ trích dẫn tin của TTXVN,..), đất đai nông nghiệp (các cuộc biểu
tình, đòi đất của nông dân,…) chỉ dám đăng một vài tin về xã hội, kinh tế và
giáo dục (nhưng còn những lãnh vực nhạy cảm như tự trị đại học thì…thôi khỏi).
Họa hoằn đăng trên những trang web online để có gì,…xếp kêu dễ …gỡ xuống, phi
tan tin tức.
Tôi
cũng là một người ngoài quốc doanh, nghĩa là không làm cho Nhà Nước, tôi bậm
gan viết LUẬN VỀ TỰ TRỊ ĐẠI HỌC.
Khi 17
tuổi tôi xuống đường biểu tình trước cỗng Đại học Văn Khoa (Đại học KHXHNV hiện
tại), để đòi tự trị đại học và tự do báo chí. Bản tuyên ngôn đòi quyền lợi cho
SVHS, cho Giàng viên cho các bậc quản trị đại học thời bấy giờ đang nằm trên
bàn viết của tôi,…Ôi sao mà hùng khí thế, sao mà nhiệt huyết thế,…
Nhưng,
bây giờ, nhiệt tình đó đâu mất rồi, ưu tư đó đâu mất rồi, chỉ thấy những người
học, dạy, điều hành tại các trường đại học hiện tại,…lặng lẽ học, lặng lẽ dạy,
lặng lẽ điều hành theo chỉ thỉ của cấp trên. Một loại cấp trên len sâu vào từng
máu từng thịt, từng não bộ của những người đang hoạt động trong ngành giáo dục
này
Mà
cũng không thể không nói được vì tôi thấy các Hiệu trưởng các trường đại học,
các giáo sư, giảng viên, sinh viên VN, hiện tại,…buồn cười quá. Họ luôn xin xỏ
những người cấp trên, những người không hoạt động trong ngành giáo dục , tài
chánh, nhân sự, chương trình học,…cho chính ngành mà họ đang làm việc. Và, cấp
trên cho bao nhiêu, nhận bấy nhiêu, không được kêu gào, phản đối, mặc dù trong
lòng phiền muôn lắm nhưng,…không dám nói gì. Thậm chí khi họ ăn không đồng,
chia không đủ (nói theo cách bây giờ là tranh nhau vì lợi ích nhóm) thì cũng phải
mời các lãnh đạo Bộ, Thành Ủy giải quyết và…nhất định phải mời các người này đến
để phân chia theo lợi ích từng nhóm, nếu không thì thưa nữa, kiện hoài cho đế cấp
cao chót vót vì cái chuyện …định giá tài sản của trường họ, cũng như đòi quyền
hiệu trưởng hoặc quyền lợi của chủ tịch hội đồng quản trị (điển hình là trường
Đại học HV TPHCM). Toàn các vị tự hào với bằng cấp PGS.TS, kể cả tổng giám đốc
, đại gia,…đều cúi đầu chờ lệnh cấp trên, chứng tỏ một đầu óc …mục, không tự giải
quyết được chuyện lợi ích nhóm của chính họ,…thì còn gì mà TỰ TRỊ ĐẠI HỌC.
Thế
thì thôi, đừng nói gì, đừng mơ mộng gì sự thay đổi nền giáo dục hiện đại…Nhưng,
không, giáo dục VN đang mơ với cung cách giáo dục này sẽ đào tạo được những người
đoạt giải…Nobel thế giới và xứng danh ngang với đại học Harvard.
Trong
bài này, tôi sẽ cố gắng tìm kiếm trong lịch sử giáo dục VN, từ vai trò người Thầy
được trọng vọng, được ưu đải, được kính nể, được đứng ở tầng lớp ngang ngữa với
các lãnh đạo nước, bây giờ tụt hậu xuống để những người làm chính trị, kinh
doanh chuyên quyền nhảy vào giáo dục…nói theo từ ngữ hiện đại là …quậy tùm
lum,.khiến cho nền giáo dục VN nói chung, hoạt động giáo dục đại học nói riêng
đang xuống cấp trầm trọng…cái điều mà ai cũng biết mà không ai dám nói thẳng
!!!
Chưa có bình luận nào.
Gửi bình luận