Chuyện miếu cây đa ở hồ con
rùa
Theo lịch sử, vào năm 1790,
vị trí của Hồ Con Rùa hiện nay là vị trí cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát
Quái (còn gọi là thành Quy). Đến đời vua Minh Mạng đổi tên Hồ Con
Rùa thành cửa Vọng Khuyết. Sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (1833-1835)
vào năm 1837, Minh Mạng đã cho phá thành Bát Quái và xây dựng một ngôi thành nhỏ
hơn mang tên là thành Phụng, vị trí cửa Khảm Khuyết nằm ở ngoài thành. Vào ngày 8 tháng 3 năm 1859 khi người Pháp chiếm được thành Gia Định (hay thành Phụng),
đã cho san phẳng ngôi thành Phụng. Năm 1878, một tháp nước được xây tại đây để
phục vụ nhu cầu cung cấp nước uống cho người dân trong vùng. Đến năm 1921 tháp
nước bị phá bỏ do không còn đủ sức đáp ứng nhu cầu cung cấp nước nữa. Người
Pháp đã cho xây dựng một tượng đài ba binh sĩ Pháp bằng đồng với hồ nước nhỏ, để
đánh dấu cuộc xâm chiếm và biểu tượng của việc người Pháp làm chủ Đông Dương.
Do đó, người Sài Gòn thường gọi nó là Công trường Ba hình. Các tượng đài này tồn
tại đến năm 1956 lại bị phá bỏ, chỉ còn lại hồ nước nhỏ. Công trường cũng được
đổi tên thành Công trường Chiến sĩ thời Ngô Đình Diệm. Thời gian xây dựng Hồ
Con Rùa vào năm 1965, có vài tài liệu thì cho là 1967, được đặt tên là Công trường
Chiến sĩ Tự do, đến năm 1972 thì đổi tên thành Công trường Quốc tế. Từ 1970 đến
1974, Hồ Con Rùa được trùng tu và chỉnh trang
gồm việc dựng thêm và điều chỉnh 5 cột bê tông cao có dạng năm bàn tay
xòe ra đón đỡ giống như các cánh hoa đón đỡ một nhụy hoa. khu vực trung tâm là
đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim có đỡ trên lưng bia đá lớn với
các dòng chữ ghi công những người đã hy sinh cho chế độ Việt Nam Cộng Hoà. Tuy
nhiên, vào đầu năm 1976, tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ, nhưng
người dân vẫn quen gọi là Hồ Con Rùa.
Như thế,
vùng đất này từ trước là nơi thành lũy, nơi đóng binh và đánh nhau của nhiều
phía và có nhiều người chết. Cây đa còn sót lại vùng đất này nằm trong sân của
Viện Đại học Sài Gòn trước kia, nay là Văn phòng II của Bộ Giáo dục Đào tạo. Một
cái miếu nhỏ được xây dựng từ năm Nhâm Thìn,1952 , còn ghi ngày xây trên một tấm
bia nhỏ gắn trên cây đa hơn vòng tay 3 người ôm. Điều này cũng hợp với niềm tin
của quần chúng nhân dân Việt Nam, cũng không có gì lạ. Nếu cây đa này nằm ở
ngoài khuôn viên Văn phòng II, có lẽ đã bị bứng, chặt đi để làm đường rồi,
nhưng nó có cái duyên kỳ lạ là được nằm trong góc thành thời xưa và thời nay là
một cơ quan giáo dục nên còn tồn tại, và được thờ cúng một cách kính cẩn.
Người ta sẽ không thể giải thích được tại sao thời ông
Nguyễn Văn Thiệu kêu người “ếm” cái đuôi rồng tại Hồ Con Rùa để khỏi quậy phá
cơ đồ sự nghiệp của ông ấy, mặc dù thầy “ếm” thế nào thì ông ấy cũng cao bay xa
chạy khỏi VN.
Hay có một ông lãnh đạo hàng ngày cung cung kính kính
thành khẩn thắp nhang cho căn miếu nhỏ thờ ở gốc cây đa to lớn không biết tuổi
này. Mà, ông lãnh đạo này còn thành kính quá mức bằng cách mỗi sáng không cho
ai vào cúng trước ông ấy. Ông ấy phải là người thắp nhang đầu tiên. Bà bán vé số
đi ngang qua van vái cho ngày hôm nay bán đắt, ông xe ôm đậu trước cổng muốn
vào xin trúng số đề, … cũng phải chờ ông ấy đến cơ quan, và thủng thỉnh bước đến
trước miếu thắp nhang, mới được vào để tỏ lòng cung kính thần cây đa. Tất cả xe
cộ trong cơ quan đều không được đậu trước miếu. Con đường dẫn vào miếu lúc nào
cũng phải được thông thoáng đế ông ấy thong dong đến thắp nhang cầu nguyện. Cầu
nguyện gì thì không ai biết. Có thể cầu nguyện cho chiếc ghế của ông không lung
lai hay cầu nguyện cho quốc thái dân an !!!
Nhưng, không ai giải thích được tại sao những lãnh đạo
nào có cơ quan dính líu đến vùng Hồ Con Rùa lại có niềm tin tưởng cuồng nhiệt đến
thế. Có lẽ vì nơi này có nhiều âm hồn linh thiêng quá chăng? Hay còn gì gì nữa
…
Gửi bình luận