CHUYỆN MỖI NGÀY
DAKAO – MỘT CÁI TÊN SẮP CHỈ CÒN TRONG HOÀI NIỆM
Chiều nay, nhận được một tờ giấy “lấy ý kiến” về việc sáp nhập phường Đa Kao và phường Tân Định, với tên mới được ấn định là… phường Tân Định. Ý kiến gì nữa bây giờ, khi mọi chuyện đã được quyết ở nơi khác? Việc hỏi dân, e chỉ là hình thức. Vậy là cái tên "Đa Kao" – thân quen, lâu đời – sẽ chính thức biến mất trên giấy tờ hành chính. Một cái tên sẽ trôi dần vào dĩ vãng, chỉ còn lại trong ký ức của những ai từng sống, lớn lên, hoặc gắn bó với mảnh đất này.
Tên gọi "Đa Kao" (hay Dakao) bắt nguồn từ tên xưa là “Đất Hộ” – một vùng đất từng có hộ thành, tức là những bức tường bảo vệ thành Gia Định, còn gọi là Quy Thành, do vua Gia Long cho xây trước khi lên ngôi. Thành này về sau bị phá hủy trong cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, chỉ vài năm trước khi người Pháp tiến vào chiếm lĩnh Gia Định.
Khi người Pháp đến, họ phiên âm “Đất Hộ” thành “Dak-Au” rồi “Dakau”, sau này chuẩn hóa thành “Dakao” trên các bản đồ và văn bản hành chính. Trong lối phiên âm Pháp, “H” là âm câm, nên “Hộ” được viết thành “Au”; còn “Đất” chuyển thành “Dak”. Và thế là từ cuối thế kỷ XIX, cái tên “Dakao” dần trở nên phổ biến, đến giữa thế kỷ XX thì đã là một địa danh quen thuộc trong lòng người Sài Gòn.
Trước năm 1975, khu vực này thuộc phường Tự Đức, quận 1 của thủ đô Sài Gòn. Phường được đặt tên theo con đường Tự Đức (nay là đường Nguyễn Văn Thủ). Sau 1975, phường Tự Đức được chia tách thành Phường 5, 6 và 7; rồi đến năm 1982, Phường 5 bị giải thể và sáp nhập vào hai phường còn lại. Nhưng cái tên Đa Kao vẫn sống sót – lặng lẽ nhưng vững vàng – qua những lần chia tách, đổi tên, cải cách hành chính.
Dakao không chỉ là một địa danh. Đó là một vùng đất mang trong mình lớp lớp lịch sử, là sự giao thoa của kiến trúc Pháp thuộc và hồn Việt – từ những biệt thự cổ, những con đường nhỏ, đến những ngôi chùa, đình, miếu nằm rải rác khắp khu phố. Dakao gắn với chùa Ngọc Hoàng linh thiêng, nơi từng đón Tổng thống Obama ghé thăm. Nó cũng gắn với những hàng quán thân quen, đầy màu sắc đời sống như bánh cuốn Tây Hồ, bánh mì Bảy Hổ, mì vịt tiềm gần chợ, hay quán bánh canh giò heo chỉ bán từ 2 giờ đến 3 giờ chiều – đến trễ là hết giò! Có người từng nói vui: "Ăn ở Dakao không sợ bị hớ – chỉ sợ không đủ tiền, vì bán đúng giá, không nói thách, nhưng cũng không rẻ hơn chợ Bến Thành."
Buồn cười nhất là tiệm nước sâm Cô Ba – ngày xưa chỉ là chỗ thuê mướn bán tạm, vậy mà vài năm sau đã đủ sức mua hẳn căn nhà lầu 3 tầng ngay mặt tiền Đinh Tiên Hoàng. Những xe bán chè lề đường, tuy “chảnh” nhưng lúc nào cũng nườm nượp khách. Mỗi buổi đi chợ Dakao là một trải nghiệm rất riêng – không chỉ là mua bán, mà là sự giao tiếp đầy nhân tình.
Dakao còn nhiều thứ để kể. Những hàng me, hàng sao, tiếng rao buổi sáng, cả cái cảm giác an yên mà ít nơi trung tâm nào của Sài Gòn còn giữ được.
Nhưng chiều nay, lòng chùng xuống. Vì tên “Dakao” sẽ không còn hiện hữu trong địa chỉ cư trú, trong giấy tờ hộ khẩu. Nó sẽ chỉ còn trong hoài niệm – của một Sài Gòn cũ, một Dakao từng sống động, thân quen và gần gũi, nơi mà tên gọi cũng mang theo cả một chiều sâu lịch sử và tâm tình.
DAKAO – MỘT CÁI TÊN SẮP CHỈ CÒN TRONG HOÀI NIỆM
Chiều nay, nhận được một tờ giấy “lấy ý kiến” về việc sáp nhập phường Đa Kao và phường Tân Định, với tên mới được ấn định là… phường Tân Định. Ý kiến gì nữa bây giờ, khi mọi chuyện đã được quyết ở nơi khác? Việc hỏi dân, e chỉ là hình thức. Vậy là cái tên "Đa Kao" – thân quen, lâu đời – sẽ chính thức biến mất trên giấy tờ hành chính. Một cái tên sẽ trôi dần vào dĩ vãng, chỉ còn lại trong ký ức của những ai từng sống, lớn lên, hoặc gắn bó với mảnh đất này.
Tên gọi "Đa Kao" (hay Dakao) bắt nguồn từ tên xưa là “Đất Hộ” – một vùng đất từng có hộ thành, tức là những bức tường bảo vệ thành Gia Định, còn gọi là Quy Thành, do vua Gia Long cho xây trước khi lên ngôi. Thành này về sau bị phá hủy trong cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, chỉ vài năm trước khi người Pháp tiến vào chiếm lĩnh Gia Định.
Khi người Pháp đến, họ phiên âm “Đất Hộ” thành “Dak-Au” rồi “Dakau”, sau này chuẩn hóa thành “Dakao” trên các bản đồ và văn bản hành chính. Trong lối phiên âm Pháp, “H” là âm câm, nên “Hộ” được viết thành “Au”; còn “Đất” chuyển thành “Dak”. Và thế là từ cuối thế kỷ XIX, cái tên “Dakao” dần trở nên phổ biến, đến giữa thế kỷ XX thì đã là một địa danh quen thuộc trong lòng người Sài Gòn.
Trước năm 1975, khu vực này thuộc phường Tự Đức, quận 1 của thủ đô Sài Gòn. Phường được đặt tên theo con đường Tự Đức (nay là đường Nguyễn Văn Thủ). Sau 1975, phường Tự Đức được chia tách thành Phường 5, 6 và 7; rồi đến năm 1982, Phường 5 bị giải thể và sáp nhập vào hai phường còn lại. Nhưng cái tên Đa Kao vẫn sống sót – lặng lẽ nhưng vững vàng – qua những lần chia tách, đổi tên, cải cách hành chính.
Dakao không chỉ là một địa danh. Đó là một vùng đất mang trong mình lớp lớp lịch sử, là sự giao thoa của kiến trúc Pháp thuộc và hồn Việt – từ những biệt thự cổ, những con đường nhỏ, đến những ngôi chùa, đình, miếu nằm rải rác khắp khu phố. Dakao gắn với chùa Ngọc Hoàng linh thiêng, nơi từng đón Tổng thống Obama ghé thăm. Nó cũng gắn với những hàng quán thân quen, đầy màu sắc đời sống như bánh cuốn Tây Hồ, bánh mì Bảy Hổ, mì vịt tiềm gần chợ, hay quán bánh canh giò heo chỉ bán từ 2 giờ đến 3 giờ chiều – đến trễ là hết giò! Có người từng nói vui: "Ăn ở Dakao không sợ bị hớ – chỉ sợ không đủ tiền, vì bán đúng giá, không nói thách, nhưng cũng không rẻ hơn chợ Bến Thành."
Buồn cười nhất là tiệm nước sâm Cô Ba – ngày xưa chỉ là chỗ thuê mướn bán tạm, vậy mà vài năm sau đã đủ sức mua hẳn căn nhà lầu 3 tầng ngay mặt tiền Đinh Tiên Hoàng. Những xe bán chè lề đường, tuy “chảnh” nhưng lúc nào cũng nườm nượp khách. Mỗi buổi đi chợ Dakao là một trải nghiệm rất riêng – không chỉ là mua bán, mà là sự giao tiếp đầy nhân tình.
Dakao còn nhiều thứ để kể. Những hàng me, hàng sao, tiếng rao buổi sáng, cả cái cảm giác an yên mà ít nơi trung tâm nào của Sài Gòn còn giữ được.
Nhưng chiều nay, lòng chùng xuống. Vì tên “Dakao” sẽ không còn hiện hữu trong địa chỉ cư trú, trong giấy tờ hộ khẩu. Nó sẽ chỉ còn trong hoài niệm – của một Sài Gòn cũ, một Dakao từng sống động, thân quen và gần gũi, nơi mà tên gọi cũng mang theo cả một chiều sâu lịch sử và tâm tình.
Chưa có bình luận nào.
Gửi bình luận